Viêm mũi dị ứng:Nguyên nhân,dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số trên thế giới, bao gồm cả trẻ em và người lớn,nguy cơ cao hơn ở những người bị hen suyễn,có tiền sử gia đình bị hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.Viêm mũi dị ứng thường được chia thành các dạng bao gồm:
* Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm.
* Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ): Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm.

viem-mui-di-ung-thoi-tiet
Viêm mũi dị ứng thời tiết thường sẽ bùng phát khi thời tiết thay đổi

Biểu hiện:

  • Hắt hơi liên tục: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến giao tiếp.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi có thể trong, loãng hoặc vàng, xanh, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi có thể khiến người bệnh khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng tập trung.
  • Ngứa mũi: Ngứa mũi có thể khiến người bệnh muốn gãi liên tục, gây tổn thương da và niêm mạc mũi.
  • Khô mắt: Khô mắt có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa, rát và khó chịu ở mắt.
  • Mệt mỏi: Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng, bao gồm:

  • Yếu tố gia đình: theo thống kê cho thấy nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng thì xác suất con cái bị bệnh này là khoảng 30%. Con số này được ước tính lên tới 50% nếu một người có cả bố và mẹ bị bệnh.
  • Yếu tố miễn dịch: Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thuộc miễn dịch vì có liên quan đến kháng nguyên kháng thể và những hoá chất trung gian như histamin, prostaglandin 2, leukotrienes.
  • Cơ địa dị ứng: có liên quan chặt chẽ với bệnh viêm mũi dị ứng. Người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…) thì tỷ lệ và mức độ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường cao hơn bình thường.
  • Tiếp xúc dị nguyên: Bụi, phấn hoa, hóa chất, lông động vật, ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét…), khói (khói thuốc, khói bếp),…là các dị nguyên rất thường gặp ở nước ta, có thể gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc với những biểu hiện dễ nhận thấy ngay là ngứa và hắt hơi.
  • Yếu tố môi trường khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khiến người bệnh dễ bị dị ứng.
viem-mui-di-ung-thoi-tiet
Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa

Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

  • Tránh xa các tác nhân dị ứng: Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Giúp loại bỏ các chất nhầy và bụi bẩn trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi.
  • Liệu pháp miễn dịch: Giúp giảm bớt mức độ nhạy cảm của cơ thể với các tác nhân dị ứng.
  • Lưu ý khi thời tiết thay đổi: cần giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ trong những ngày lạnh. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần tránh để cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp bị ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,…
  • Sử dụng thuốc: người bệnh viêm mũi dị ứng có thể sử dụng một số loại thuốc tự kê đơn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt là trẻ em, người già và người đang cho con bú.
Bài viết liên quan

(024) 3514 2669

Chọn 1 trong các mã giảm giá dưới đây