Thành phần
Mỗi 5 ml hỗn dịch sau khi pha chứa:
Cefdinir USP……………….. 125 mg
Tá dược: Aspatam, Natri benzoat, Gôm xanthan, Hương xoài, hương cam, hương bạc hà, hương dâu, colloidal silicon dioxid, talc, magnesi sterat, sucrose.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống
Chỉ định
Cefdinir hỗn dịch uống được chỉ định điều trị các nhiễm trùng ở mức độ nhẹ tới trung bình gây ra do các chủng vi sinh vật nhạy cảm.
Người lớn và thanh thiếu niên:
– Viêm phổi cộng đồng.
– Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.
– Viêm xoang hàm trên.
– Viêm họng, viêm amidan.
Bênh nhân nhi (trên 6 tháng tuổi):
– Viêm tai giữa cấp tính gây ra do H.influenza (kể cả chủng sinh Beta-lactamase), S. pneumoniae (chỉ chủng nhạy cảm với penecinllin), Moraxella catarrhalis (kể cả chủng sinh Beta-lactamase).
– Viêm họng, viêm amidan do S. pyogenes
LIỀU LƯỢNG – CÁCH DÙNG:
Tổng liều hàng ngày của người trưởng thành và thanh thiếu thiên là 600mg/ ngày. Liều dùng 1 lần/ ngày trong 10 ngày có hiệu quả như liều dùng chia 2 lần/ ngày, tuy nhiên nên dùng liều 2 lần / ngày cho bệnh nhiễm trùng da. Dạng bột pha hỗn dịch có thể được uống không phụ thuộc vào bữa ăn.
Liều cụ thể cho trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi:
- Viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn: 7mg/kg mỗi 12 giờ trong 5-10 ngày hoặc 14mg/kg mỗi 24 giờ trong 10 ngày.
- Viêm xoang hàm trên cấp tính: 7mg/kg mỗi 12 giờ hoặc 14mg/kg mỗi 24 giờ trong 10 ngày.
- Viêm họng / amidan: 7mg/kg mỗi 12 giờ trong 5-10 ngày hoặc 14mg/kg mỗi 24 giờ trong 10 ngày.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da không biến chứng: 7mg/kg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
Bệnh nhân suy thận: Đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 ml/ phút, liều tối đa 300mg, 1 lần/ ngày.
Cách dùng:
Lắc kỹ lọ để làm tơi bột
Thêm nước đến vạch để được 30 ml
Lắc kỹ hỗn hợp trên trong vòng 2 phút để tạo hỗn dịch đồng nhất và sử dụng.
Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với Cephalosporin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Hỗn dịch sau khi pha bảo quản trong tủ lạnh và nên sử dụng trong vòng 7 ngày. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Hộp 1 lọ 50ml.
Khuyến cáo và thận trọng:
- Chỉ sử dụng cefdinir khi đã có bằng chứng chứng minh hoặc rất nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và do các vi khuẩn nhạy cảm với cefdinir gây ra, hoặc điều trị dự phòng trong trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
- Điều trị với các kháng sinh phổ rộng như cefdinir làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở kết tràng và dẫn tới sự tăng trưởng quá mức C. difficile. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độc tố do C. difficile là nguyên nhân hàng đầu gây viêm kết tràng do dùng kháng sinh (CDAD). Nếu xuất hiện tiêu chảy nặng hoặc dai dẳng, xảy ra trong quá trình điều trị hoặc trong những tuần đầu sau điều trị, có thể nghi ngờ bệnh nhân bị CDAD. Sau khi chẩn đoán có CDAD nên tiến hành các biện pháp điều trị. Nhẹ thường đáp ứng với việc ngưng thuốc. Các trường hợp từ Trung bình đến nặng, nên điều trị bằng cách bổ sung protein, nước và các chất điện giải, và điều trị với 1 kháng sinh uống có hiệu quả với C. difficile.
- Thận trọng với bệnh nhân viêm đại tràng, tiểu đường hoặc bệnh thận.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập ở trẻ sơ sinh và < 6 tháng tuổi.
- Người cao tuổi: Lựa chọn liều dựa trên đánh giá chức năng thận.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Sanidir có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc sau:
Cefdinir giảm hấp thu khi dùng đồng thời với thuốc có thành phần Sắt hay thuốc kháng acid nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Probenecid: Giống các kháng sinh Betalactam khác, probenecid ức chế thải trừ cefdinir qua thận dẫn tới làm AUC tăng gấp đôi, nồng độ đỉnh huyết tương tăng 54% và thời gian bán thải tăng 50%.
Báo với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng để được theo dõi và xử lý biến chứng kịp thời khi xảy ra.
Khuyến cáo cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: chưa có nghiên cứu chứng minh đầy đủ sự an toàn của thuốc trên đối tượng này nên thận trọng và chỉ dùng khi thật cần thiết.
Bà mẹ đang cho con bú: với liều 600mg thì không thấy sự xuất hiện của thuốc ở sữa mẹ nhưng vẫn phải thận trọng khi dùng.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Chưa có nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên có thể gặp tác dụng phụ hoa mắt nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu xuất hiện triệu chứng này.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
- Tỷ lệ > 1%: Tiêu chảy, phát ban, nôn
- 0,1%< tỷ lệ mắc < 1% : Nấm da, đau bụng, giảm bạch cầu, nấm âm đạo, viêm âm đạo, phân bất thường, khó tiêu, tăng huyết áp, phát ban, buồn nôn,…
DƯỢC LỰC HỌC
Nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefdinir không bị ảnh hưởng bởi một số enzyme Beta-lactamase. Do đó nhiều vi khuẩn kháng penecillin và một số cephalosporin vẫn nhạy cảm với cefdinir.
Cơ chế đề kháng:
- Sản sinhenzyme Beta-lactamase
- Thay đổi Protein gắn penecillin.
- Giảm tính thấm của màng tế bào
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm:
Gram dương: S.aureus (chỉ chủng nhạy cảm với methicillin), S.pneumoniae (chỉ chủng nhạy cảm với methicillin), S. pyogenes
Gram âm: Hemophilusenzae, H. parainfluenzae, Moraxella catarrhalis
Ngoài ra các nghiên cứu invitro cho thấy cũng hiệu quả với một số dòng Gram dương như S. cholermidis, S. agalactiae, Streptocci nhóm viridans và Gram âm như Citrobacter koseri, E. coli, K. pneumoniae, proteus mirabilis. Tuy nhiên, an toàn và hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng lâm sàng do các vi khuẩn này chưa được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ và được kiểm soát tốt.
Các chủng kháng: Enterobacter spp., Pseudomonas spp., Enterococcus spp., Streptocci kháng penecillin và Staphylococci kháng methicillin, …
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Nhà sản xuất: Maxim Pharmaceuticals Pvt. Ltd. – Ấn Độ